Friday, March 5, 2021

Sage Human Identity

 

Bản Sắc Người HIEN NHAN

By Bright Quang

<<< (o)>>><<< (o)>>><<< (o)>>>

359 Pacific Ave, Redwood City, CA 94063, (650)306-9126

www.brightquang.net

Bright Quang B.A. tên thật là Nguyễn Xuân Quang, sinh ngày 06 tháng 9 năm 1948 tại xã Tịnh Sơn, quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng ngãi Việtnam. Ông Quang tốt nghiệp khóa 3/72 SQCS tại Học Viện Thủ Đức Sài gòn, được bổ nhiệm chức vụ Thiếu Úy Trưởng cuộc CSQG tại Nghĩa Lộc, quận Nghĩa Hành, Quảng ngãi, Chức vụ cuối cùng là trưởng trại tiếp cư tại làng cô nhi Long Thành, Biên Hòa

Từ 30 tháng 4 năm 1975, ông bị đi cải tạo học tập tại Trại Đại Bình , tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt đến tháng 9 năm 1981 đươc tha và tiếp tục quản chế tại Quảng Ngãi, sau ba tháng thăm dò và tìm hiểu xã hội CSVN. Ông Quang về Quảng Ngãi chính quyền CSVN đà quốc hữu hóa nhà cửa và ông phải về quê Vợ tại Huế sinh sống cùng 7 người con vợ hiền nơi cố Đô Huế

Tại Huế, ông Quang làm nghề điêu khác tại gia và làm công tác Văn hoc nghệ thuật. Nhưng ông Quang không được tham gia công tác xã hội ví dụ, v/v xin lập hội văn học nghệ thuật cũng bị cấm Đến tháng 8 năm 1983 ông Quang bỏ Huế vào sài gòn sinh sống với nghề điêu khắc .Thời gian năm 1987 ông sáng tác một tác phẩm bằng đồng chủ đề "Hòa Bình" ông thả tư tưởng một người thanh niên trẽ ViệtNam bẻ gãy cây súng AK.47, lúc trình lên ban văn hóa tại TP Hồ C Minh người ta không chấp nhận và nói ," Nếu tác phẩm nầy bẻ gãy súng MM. 16 là được nhận triển lãm" Ông Quang trả lời, "Súng AK.47 hay MM.16 đều là của ngoại bang cả chớ đâu phải của Việtnam ta" Và từ đó ông tạm bỏ nghề Điêu khắc về phía sau và ông nhìn phia trước bầy con 7 đứa và Vợ đã và đang chờ ông vì thế mà ông Quang phải sống bằng nghề đạp xích lô .

Một kỷ niệm không bao giờ quên của ông Quang như sau: " Ô Quang đã cảm hóa được một nhà trí thức, vi bà ta không đồng ý giá 21 $ từ chợ Vườn Chối đi Phú Lâm A của nghiệp đòan xe bến lúc bấy giờ.Nhưng ông Quang chấp nhân với giá 20$, nhà trí thức lên xe, ông Quang chinh phục ba ta về học thuyết nhà Phật vi hôm ấy bà ta đi lễ chùa. Sau khi nghe những chuyện về phật và ông Quang đã tặng bài thơ như sau:

Phật ở đâu? Nằm dạ tích lòng
Tu tâm dưỡng tính, phước đầy đong
Miệng không buông nhả lời gian dối
Trí phải giữ gìn chuyện trắng trong
Đôi mắt không nhìn theo dục sắc
Tập đời không tưởng việc tiền nong
Hào quang sáng rực nơi trần thế
Thấy bóng ta ngồi ở chốn không.


Sau khi nhà trí thức thưởng thức bài thơ của người phu xích lô, bà ta không đánh giá ông Quang la phu xe thuần túy và nhà trí thức lại bình thơ ông Quang và nói ," Tâm bồ đề đã trụ trong lòng anh, tôi thiết nghĩ một Đại Hòa Thượng cũng chưa có tâm bồ như anh, chắc anh là sỉ quan chế độ cũ thì đúng hơn, ông Quang trả lời, " Đi với Sãi mặc cà sa, đi với ma mặc áo giậy" Nhà trí thức khúc khích cười giao tế . Dưới năng hè oi ả, thân người đầy mô hôi nhuễ nhại nhưng ông Quang vẫn vui vẽ trò chuyện với nhà tr'i thức và đến đích không hạy.

Thình lình Bà ta ra dấu hiệu dừng xe, ông Quang vô cùng bối rối vì trên tay Bà cầm sẵn tờ giấy bạc 100$ trong lúc ông Quang không có một xu dính túi mặc dù ông đạp xích lô từ 3:00 sáng cho đến lúc bây giờ là 1: 00 chiều cả túi và bụng vẫn còn trống không. Bà nhìn vào ông Quang lúc xuống xe và nói, " Không cần phải bối rối vì tôi trả cho anh 20$ và số tiền còn lại xin phép tăng quà cho các cháu vì hôm nay tôi rất vui đã tiếp thu kiến thức của anh về lảnh vực Văn học va nghệ thuật. Nhưng nài xin quí danh nhà trí thức hy vọng trong tương lai sẽ đền ơn đáp ngãi, nhưng Ba ta từ chối và nói rằng tôi dạy hai sinh ngữ Anh Pháp tại trường phổ thông Mac Đỉnh Chi tại Phú Lâm

Một kỷ niệm lúc nghề đạp xích lô ông Quang làm công tác Văn học nghệ thuật tại Saigon,. Sau một thời gian đánh máy bản thảo gặp lúc công an khu vực khám x'et nhà trong chiến dịch truy bắt người cư ngụ bất hợp pháp. Ông Quang tạm giấu bản thảo vào va-ly khỏang ba tháng ông Quang lại lấy ra tiếp tục đánh máy Ông Quang thấy tập bản thảo và chiếc áo vết tông bi mối từ đâu đến đã đục nát tập thơ và chiếc áo vết Ông Quang đóan biết điềm tốt cho thời vận ông, nhưng vợ ông thì quá lo sợ vì ở nhà thuê cửa mướn mà không quan tâm đến đồ đạt để cho mối mọt đục phá gia tài. Nhưng ông Quang vui vẻ và an ủi vợ rằng, “Đây là điềm tốt đến với chúng mình thể theo điển tích của đời nhà Tùy bên Tàu”

Ông Quang muốn làm vững niềm tin với vợ, tìm một vị Hòa thượng để giải điềm báo cho vợ ông tin vào sự tiên đóan của ông ta. Ông nguyện sẽ gặp bất cứ nhà sư nào nếu vị nầy đi bất cứ nơi đâu ông sẽ không lấy tiền đạp xích lô với mục đích nhờ đoán mộng “Mối đục tập thơ” Một hôm ông Quang gặp sư đang chờ xe đi từ Đường Minh Phụng quận năm đến quận Gò Vấp. Ông Quang mời vị sư lên xe, nhưng bị vị sư tấn công bằng lời lẻ bất khả tín vì ông ta nghỉ rằng phu xích lô sẽ lừa gạt với gía cắt cổ nhà sư. Nhưng ông Quang điềm đạm trình bày lý do và nhà sư thông hiểu được ước nguyện của ông Quang.Cuối cùng, ông Quang đã cảm hóa được nhà sư và nhà sư đã giải đoán điềm báo như sau: “Thể theo điềm báo nầy Sau mười năm đệ tử sẽ đổi thay cuộc sô'ng và tập thơ nầy sẽ cứu cánh cho đời đệ tử hãy chờ xem đừng vội tin tôi.”

Một kỷ niệm của ông Quang tựa giống như Ngài Ngũ Tử Tư gặp lúc sa cơ, nguyên vào đầu năm 1982, ông Quang đã lén gởi tập thơ “Tiếng Hát Tận Cùng” sang Pháp cho một người thông gia nhằm cho thấy ông Quang muốn nói lên những gì tai nghe mắt thấy đã và đang xảy ra trên quên hương Việtnam. Không ngờ tập thơ đến tay ông bà Nguyễn Văn Định tiếp nhận bằng một sự chân thành rộng mở. Kể từ đó về sau hằng năm gia đình ông bà đều gởi quà về tặng cho gia đình ông Quang. Đôi khi có ai về thăm quê hương, Ông bà Nguyễn Văn Định không quên gởi tiền về cho gia đình ông Quang. Câu chuyện nầy tưởng chừng không khác mấy chuyện ông Ngũ Tử Tư khi sa cơ thất thế đã được một thôn nữ dành gói cơm của mình để tặng cho ông. Ngày nay Việtnam cũng có nhiều người đầy lòng bác ái, yêu thích văn học nghệ thuật và sẵn sàng san sẻ ngọt ngào và đắng cay với những người làm công tác văn hóa vô lợi nhuận

Tháng 11 năm 1993 ông Quang và gia đình định cư tại Mỹ theo chương trình nhân đạo “Humanity Operation” "H.O" của Liên Hợp Quốc, nhưng Ông Quang đành đọan để lại hai người con ở lại Việtnam vì lý do vô cùng lâm ly bi đát. Tại Hoa kỳ Ông Quang và gia đình đã tốt nghiệp đại học bốn năm, và vợ ông là bà Huyền Tôn Nữ Cẩm Bích cũng tốt nghiệp hai năm đại học "AA Degree" Cho nên các con ông Quang đã thành đạt vững vàng vì có trình độ học vị tai đất người.

Quang quá diễm phúc vì người vợ tuyệt vời hiểu xa nhìn rộng quang tâm sâu sắc đến tâm trạng một tù chinh tri đã và đang nhiệt tình say mê văn chương nghệ thuật nên bà ta đã tạo cho Ông Quang nhiều điều kiện vô cùng quí báu, có lẻ trên thế gian nầy không có một người phụ nữ Việtnam nào sánh kịp bà Huyền Tôn Nữ Cẩm Bích. Cụ thể lúc ở Sàigon bà Bích luôn luôn canh cửa mỗi khi công an khu vực khám xét nhà vì biết ông Quang đang sáng tác thơ Văn trong nhà kín để tránh bọn công an đánh hơi. Do đó mà ông Quang đã sáng tác nhiều bài thơ và phổ thành nhạc để dâng tặng cho vợ ông với chủ đề “Anh Về Thăm Quê Em” Trường hợp nữa, chúng ta hiểu về vấn đề xuất bản sách bằng Anh ngữ tại Hoa kỳ rất vô cùng nan giải.

Vì hầu hết các nhà xuất bản tại Hòa Kỳ, chúng nó định nghĩa rằng, sách là truyền bá tư tưởng và nói rằng, “You want to communicate your ideology to the public; you should be paying for your high price” tạm dịch rằng, tại Hoa Kỳ bạn muốn truyền đạt tư tưởng của bạn đến cộng đồng quốc tế bạn phải trả cho cái gía đó.” Vợ ông Quang đã sẳn sàng cho Quang trên 40 chục ngàn dollars để xuất bản sách. Sau những lần hợp đồng xuất bản với người Mỹ, chúng nó đã hiểu được tư tưởng và đức hạnh của Ông Quang đã truyền đạt Văn Hóa và truyền thống Vietnam đến cùng hội nhập vào cộng đồng quốc tế cho nên những tác phẩm kế tiếp nhà xuất bản Hoa Kỳ khuyến khích ông Quang nên tiếp tục sáng tác và chúng nó nhận xuất bản mà không cần chi trả bất cứ phí tổn nào và được nhận nhuận bút ưu ái.

Trong mười năm đèn sách tại Hoa kỳ, ông Quang đã tạo cho mình một chổ đứng có giá trị tại thiên đàng Mỹ Quốc, đổ đạt bằng Cử Nhân Văn Chương “Bachelor Degree” Đồng thời, Mr. Quang đã triển lãm nghệ thuật điêu khắc và hội họa sáu lần tại Hoa Kỳ và bên cạnh đó đã xuất bản mười một quyển sách bằng Anh ngữ. Về lãnh vực nghệ thuật ông Quang sở dĩ sáng tác 42 bức chân dung Tổng Thống Hoa kỳ với lý do sau nầy: Ông Quang muốn hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ, trước hết ông sẽ nghiên cứu tìm hiểu chánh sách, luật pháp nước Mỹ vân và vân, muốn tìm hiểu các chủ đề trên thì trước hết phải tìm hiểu đường lối lảnh đạo của nước Mỹ xuyên qua các đời Tổng Thống Hoa Kỳ.

Vì sao Người nghệ sĩ khi vẽ một chủ đề người đó không những quan sát cả vật thể đó mà phải hiểu biết rất thể cụ thể về đề mục mình đang thả hồn vào đó như vậy ông Quang phải hiểu tất cả về nước MỸ rất cụ thể nên sự hội nhập of ông Quang rất dễ dàng. Thứ hai, đã vẽ được chân dung các đời tổng thống Mỹ thì ông Quang sẽ hiểu được chính sách và đường lối của chính phủ Hoa Kỵ Cụ thể ông Quang đã nói được một câu nói để đời Quang nói, “The great hope of American society is individual character. Therefore, my life is not to be a brick, which lies under dirty mud. Instead, I see my life as a brick, which supports the building of the American democracy.” Tạm dịch là:

“Hy vọng lớn nhất của xã hội dân Chủ Hoa Kỳ là tư tưởng đặc sắc của mỗi một cá nhân phải được tôn trọng Cho nên tư tương của ông Quang không giống như viên gạch đã liệng xuống bùn nhơ, nhưng tư tương của Quang phải là viên gạch được xây trong tòa nhà dân chủ Hoa Kỳ” Cho nên sách của Quang được xếp vào giáo khoa, và lịch sử của chiến tranh Việtnam.

Sở dĩ, ông Quang sáng tác bằng Anh ngữ là vì ông muốn hội nhập vào nền đa văn hóa quốc tế vì công tác truyền bá Văn Hóa Việtnam hòa nhập cùng cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trong. Nhưng do nhóm người Việt đến Hoa Kỳ trước chúng nó quá ích kỷ, vì b
n tính hẹp hòi nhưng ham danh lợi và nạn bè phái cá nhân dìm dập kẻ đến sau và xua đuổi những ai có tâm huyết với nền Văn học Việtnam. Nhờ nhóm người đó ông Quang đã đạt được ước mơ cao đẹp nhất của đời người cầm bút truyền đạt tư tưởng và truyền thống văn hóa Việtnam đến cùng cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, sách tiếng Anh sẽ được lưu trữ tại thư viện quốc gia Hoa kỳ cho đến triệu tỷ năm sau không sợ thất lạc.

Những người đi trước trong các chương trình định cư đến Hoa Kỳ còn mang một hoài bão "Thượng đội hạ đạp" ví dụ cựu tướng Nguyễn Khăc Bình không những phản bội tổ và đã nuốt lời hứa với hạ cấp khi ông đã đọc nhật lệnh như sau: “Tất sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến hữu CSQG phải túc trực 24/24 tại đơn vị nếu ai bỏ đơn vị trong vòng 24 giờ sẽ bị truy tố trước tòa án quân sự mặt trận.” Nhưng đến lúc CSVN chưa vào thủ đô Sài gòn, cựu tướng Bình chạy trốn sang Mỹ trước nhân dân và đồng đội .Sau 25 năm trốn tại Hoa kỳ đến ngày hội hộp gia đình H.O. CSQG có tên hội trưởng hội CSQG còn kính thưa Trung Tướng kính mến. Trong lúc nầy ông Quang đã mang theo 100 quyển sách thơ tặng cho bè bạn và cả Cựu Tướng Nguyễn Khăc Bình để ôn lại cấp bậc  Tướng chỉ huy của ông Bình.

Trường hợp nữa ông Quang đã gởi tập thơ bản sao đến hội trưởng Hội Thơ Văn hải ngọai lúc đó Ông Dương Huệ Anh tại San Jose là hội trưởng, nhưng Ông Quang không được nhận hồi âm và bị từ chối tham gia sinh họat động hội. Cho nên ông Quang không thể dùng tiếng Việt để truyền bá tư tưởng và Văn Hóa Việtnam tại hải ngoại ông Quang sẽ bị một ít nhóm người thượng đội hạ đạp hay còn gọi là “Ma cũ ăn hiếp ma mới trù ẻo” Cho nên ông Quang quyết chọn tiếng Anh để làm nền tảng truyền bá tư tưởng, truyền thống Việtnam hầu tránh cảnh trâu cột ghét trâu ăn. Như chúng ta đã hiểu biết chiến tranh Việtnam đã bị đồng minh Hoa Kỳ phản bội, vì quyền lợi của Hoa Kỳ cao hơn quyền lợi Việtnam mà nó đã bán đứng Việtnam cho Tàu cộng. Nhưng chúng nó không hiểu cho đến nơi đến chốn và nhục mạ ông Quang là người phản bội quốc gia Việtnam đồng thời chúng nó kích động lòng hận thù Dân Tộc…Trong lúc ông Quang muốn dùng trí tuệ để cảm hoá những người cộng sản Việtnam chúng nó sẽ trở về với chủ nghĩa Dân tộc và tổ quốc Việtnam. Chúng ta là người Việtnam phải đoàn kết để xây dựng tổ quốc Việtnam không hận thù và bè phái nếu chúng ta không thương người Việtnam với nhau thì không có bất cứ đế quốc nào mà thương người Việtnam chúng ta cả. Cho nên ông Quang chứng minh câu nói của Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger đã tự thú và nói; “Vietnam failure we did to ourselves.” Chiến tranh Miền Nam Việtnam thất bại là do chính quyền Mỹ tạo nên.

Những sách bằng tiếng Anh ông Quang đều có thả cái móc vào bên trong ví dụ ông Quang có đưa ra một tù cải tạo sang định cư tại Hoa Kỳ và ông ta khiếu kiện chính phủ Hoa Kỳ bồi thường thiệt hại lúc bị tù tại Việtnam sau năm 1975. “Benefit Insurance Perisoner” Trong chúng ta tất cả đều nhận thức VNCH thua cuộc là vì quyền lợi của Hoa Kỳ mà nó bán đứng VNCH cho Tàu Cộng. Những gì người tù Cải tạo đã mất tại Việtnam là do chính quyền Hoa kỳ chịu trách nhiệm cả về phương diện đạo đức là luật pháp đã qui định bởi công pháp quốc tế về luật chiến trạnh. Cho Nên ông ta khiếu kiện  chính phủ Hoa Kỳ phải bồi thường thiệt hại “The United States of America should be compensated for all of Vietnamese officials of prisoners of consciences” Nhưng người tù cải tạo không được đền bù vì quyền lực ngồi trên công lý. Cho nên người tù cải quá uất ức, nên ông ta tuột quần đái trước sân tòa mục đích phản đối bất công

Người tù cải tạo bi truy xử về tội nhục mạ Hiến Pháp và khinh rẽ pháp luật Hoa Kỳ nên bị xử tử hình Ông ta chập nhận quyền được chết không hề than vang, nhưng trước khi xử tử, tòa cho ông nói cuối cùng lưu lại cho gia tộc và con cháu mai hậu Ông ta được nói vài câu cuối cùng như, “Tôi đái và tuột quần trước tòa án Hiệp chủng quốc Hoa kỳ đã xử chết, nếu so sánh với giết người vô tội mà không bị xử chi cả.” Tòa án Hoa kỳ cho ông ta trưng nhân chứng vật chứng để tòa so sánh hai sự việc vì luật Hoa Kỳ không những tôn trọng lẽ phải và công bằng. Người nguyên cáo đưa ra sự việc cố Tổng Thống Kenendy và cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau,”Hai tổng thống có chủ quyền đất nước riêng nhưng cùng thờ chung một chúa Jesus, cùng ăn một lọai bánh thánh và cùng uống một lọai nước thánh thì tại sao Tổng thống Hoa Kỳ lại ra lệnh giết Tổng thống của người Việtnam” cuối cùng người tù cải tạo được tha chết nhưng không được đòi bồi thường thiệt hai " Prisoner insurance"

Vì lý đó trên đã đưa đẫy ông Quang không những thành đạt về học vị tại Hoa kỳ mà thành đạt ước mơ về truyền bá Văn Học nghệ thuật Việtnam đến đại cộng đồng quốc tế là vinh dự của gia đình và giòng họ của ông ta. Kể từ năm 1993, ông Quang sang định cư tại Hoa kỳ ông đã làm những việc mà không có người nào làm giống như ông Quang vì ông đã truyền văn hóa, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việtnam cho lớp hậu lại chúng nó sẽ không quên cội nguồn Dân tộc Việtnam khi chúng đang sống tại hải ngoại.

Có hai lý do mà ông Quang dùng tiếng Anh để truyền bá bản sắc ngươi hát ô (H.O): thứ nhất là không bị người Việtnam nào trù dập bản sắc dân tộc Vietnam. Thứ hai, tiếng anh sẽ truyền đạt rộng rãi khắp năm châu bôn biển và ông đã tự hứa với chính ông rằng quãng đời còn lại của ông Quang là mỗi một năm ông sẽ sáng tác một quyển sách bằng tiếng Anh với nhiều thể lọai khác nhau. Vì chỗ trù dập bè phái của người Việtnam hải ngọai đã đưa đẫy ông Quang sáng tác bài thơ như sau:

Điềm Viên
Nơi vườn Trúc Quang âm thầm sống
Bến văn chương thả mộng tung hoành
Mùa Xuân ngắm bướm vẽ tranh
Thu vui điêu khắc, Hạ giành cho thơ
Đông lạnh lẽo nhấm đôi chén rượu
Ôn cuộc đời ta đã trồng chi!
Ngày mai ta gặt những gì
Bao nhiêu trái ngọt, trái cay tìm về
Quang cũng biết nuôi vài hoài bão
Mở đường đi thắp đuốc trong đêm
Không làm tên lính đê hèn
Theo con đường mòn của bọn dã tâm


Cảm ơn Người
Quang cầm bút đón nhận cười, chê
Ngả nón kính chào Người đã phê
Thiên hạ tranh nhau vì đặc lợi
Quang đây giành lại nghìa tình quê
Vinh hoa, phú quí như mây gió
Tình nước nghĩa dân nguyện giữ thề
Dân tộc Việt Nam không tội lôĩ
Taị bầy thế lực tạo nhiêu khuê

 

California, Thanksgiving of 2012